Hướng dẫn tham dự Phỏng vấn thành công

(Quocchien242) Chúc mừng bạn, bạn đã có 1 bản CV hấp dẫn, 1 đơn xin việc hoàn hảo và nhà tuyển dụng đã quan tâm đến bạn. Họ gọi cho bạn để thiết lập 1 cuộc hẹn phỏng vấn. Tốt quá rồi, nhưng như vậy mới là vượt qua vòng sơ loại. Những khó khăn chính vẫn còn ở phía trước…



Tùy thuộc vào từng công ty mà có những công đoạn phỏng vấn khác nhau, lý tưởng nhất thường là – điền thông tin vào bản khai mẫu của cty / làm bài test IQ, kiến thức chuyên môn, kĩ năng mềm và EQ (đại loại như trực giác và cảm xúc) / phỏng vấn với phụ trách nhân sự / phỏng vấn với phụ trách chuyên môn / phỏng vấn với Ban giám đốc. Tuy nhiên với những vị trí dưới quản lý phòng, và với đa phần cty Việt Nam thì có thể bỏ bớt khá nhiều bước, hầu như chỉ phỏng vấn trực tiếp với phụ trách bộ phận mà mình đang ứng tuyển vào thôi.

Đối với phụ trách nhân sự, bạn sẽ nói j ?

Giám đốc hoặc trưởng phòng Nhân sự đóng vai trò loại bớt hồ sơ, loại bớt ứng viên. Vì vậy họ chỉ hỏi bạn những câu hỏi cơ bản nhất – giới thiệu bản thân, điểm mạnh, điểm yếu, có kinh nghiệm làm việc chưa, đã làm ở đâu rồi… blah blah… Nói chung là cốt để lấy thông tin và đánh giá xem con người bạn như thế nào (cá tính, nhân phẩm, suy nghĩ, hoài bão…). Sau vòng này, giám đốc nhân sự sẽ có vài nhận xét về bạn rồi chuyển cho phụ trách bộ phận phỏng vấn tiếp. Để vượt qua, bạn cũng ko cần phải quá lo lắng. Chỉ cần tự tin, cung cấp thông tin mà bạn đã chuẩn bị sẵn, sao cho toát lên được vẻ tự hào, sẵn sàng làm việc của mình. Lưu ý rằng, người ta còn đánh giá bạn với cả những điểm nhỏ nhất như: trang phục, diện mạo, ngoại hình, cách giao tiếp… Vì vậy hãy chuẩn bị cho thật kĩ lưỡng để ăn điểm tốt nhé.

Đối với phụ trách bộ phận thì sao?

Đây là vòng thi quan trọng nhất. Người ta sẽ hỏi bạn về kiến thức chuyên môn và kĩ năng, kinh nghiệm làm việc của bạn. Có 2 dạng câu hỏi cơ bản sau:

1. Câu hỏi tổng hợp: Như kiểu bạn đã làm lâu chưa, bạn làm về cái gì, công việc đó như thế nào…

Mục đích: Để đánh giá “tài sản, vốn” mà bạn có.

Lời khuyên: Hãy nói một cách tự tin, thậm chí là tự hào về những gì bạn có và đã trải qua. Ai chả thích những người làm việc với sự hứng khởi, chẳng ai thích những người ko hài lòng với công việc của mình cả.

2. Câu hỏi tình huống: Nếu bạn gặp phải trường hợp như thế này…, bạn sẽ xử lý thế nào? hoặc, nếu bạn định bán hàng, sửa máy… bạn sẽ làm những gì? bạn cần chuẩn bị như thế nào để thuyết phục hay blah blah…

Mục đích: đánh giá phản xạ, khả năng tư duy và thích ứng của bạn.

Lời khuyên: Cần phải nhanh, nhưng cũng phải chắc. Với những tình huống khó mà bạn chưa nghĩ ra câu trả lời, hoặc thậm chí ko biết gì về nó để trả lời – hãy câu giờ. Đây là 1 thủ thuật nhỏ nhưng khá thú vị. Hãy xem xét ví dụ sau:

- Nhà tuyển dụng: Cơ cấu của 1 showroom cần những gì?

- Ứng viên: (Chúa ơi, mình chưa bao giờ quản lý showroom, làm sao mà biết được)… Ưhm, anh muốn nói về cơ cấu nhân sự hay về cơ sở vật chất và những cái khác? (Câu giờ bằng những câu hỏi để lấy thêm thông tin)

- Nhà tuyển dụng: Tất nhiên là về nhân sự rồi. Nó sẽ cần những ai, những bộ phận nào?

- Ứng viên: (Trời ạh, đã bảo là chưa từng làm, thậm chí có mấy khi đi shopping đâu mà biết)… Chúng ta đều biết là kinh doanh showroom là 1 lĩnh vực đặc thù. Nhân viên sẽ phải làm ca, phải làm ngoài giờ, kể cả ngày nghỉ để phục vụ khách hàng… (Tiếp tục câu giờ)

- Nhà tuyển dụng: Được rồi, hãy nói về thành phần những người làm việc ở đó. (Có 1 gợi ý lóe lên)

- Ứng viên: (Lờ mờ có xương sống và dàn bài rồi)… Và vì đặc thù về thời gian như vậy, tính chất công việc như vậy nên bản thân từ quản lý đến nhân viên cũng sẽ bị phụ thuộc theo, sẽ phải phân chia công việc cũng như nhân sự thật hợp lý. (Đang sắp xếp dần các ý cho hoàn chỉnh)

- Nhà tuyển dụng: Cụ thể là như thế nào?

- Ứng viên: (Ok rồi, giờ chết vơi tui) Theo tôi thì showroom cũng như 1 cty thu nhỏ. Mô hình của nó cũng xoay quanh 3 bộ phận chính: Kinh doanh, Kế toán và Nhân sự – ở đây là: Bán hàng, Thu ngân và Lễ tân. Tất cả đều nên chia theo ca làm việc, đặc biệt là nhân viên bán hàng. Nếu quy mô lớn hơn, có thể có thêm các bộ phận / cá nhân phụ trách marketing, chăm sóc khách hàng, tách riêng kho, thu ngân và kế toán tổng hợp, bảo vệ, nhân viên vệ sinh, kỹ thuật… Mỗi 1 nhóm lại có thể có 1 trưởng nhóm, hoặc người phụ trách nhóm. Và cuối cùng là có 1 người quản lý chung cho toàn showroom, tương đương với vai trò của giám đốc. (Perfect!)

Bạn thấy đấy, đây là tình huống có thật. Vốn là ko biết trả lời thế nào, nhưng bằng việc câu giờ với những câu hỏi khéo léo và quan sát nhạy bén gợi ý của nhà tuyển dụng, ứng viên đã vượt qua tình huống khó 1 cách hoàn hảo. Cả 1 buổi phỏng vấn cũng chỉ có 2, 3 câu hỏi khó như vậy thôi. Nếu bạn có thể trả lời tốt cho 1 tình huống thì người ta thậm chí ko cần phải hỏi thêm 1 tình huống nào nữa.

3. Câu hỏi tưởng tượng: Đây là sự kết hợp của cả 2 dạng câu hỏi trên – mục tiêu của bạn sau 5 năm nữa là j? bạn sẽ ở đâu, sẽ làm j sau 2 năm nữa? bạn nghĩ rằng mình sẽ phù hợp với vị trí nào trong tổ chức? bạn nghĩ tổ chức sẽ phát triển như thế nào?…

Mục đích: đánh giá về mục tiêu, sự mong muốn làm việc và khả năng làm việc lâu dài ở đây.

Lời khuyên: vẫn lại là tự tin và thành thật. Bạn cần phải chuẩn bị những câu hỏi này và phương án trả lời từ trước rồi. Vì nó thuộc dạng câu hỏi quen thuộc, kinh điển nên bạn có nhiều thời gian để suy nghĩ về nó từ trước khi tham gia phỏng vấn. Người ta thích sự trung thành, thích những mục tiêu rõ ràng, thích người cầu tiến. Ko khó để làm vừa lòng nhà tuyển dụng, nếu như đó cũng là mục đích sống và phong cách, cá tính của bạn.

Phỏng vấn với ban giám đốc:

Đây là cho vị trí quản lý cấp cao, hoặc trong 1 công ty có quy trình tuyển dụng rõ ràng, nghiêm túc và khắt khe. Cái này tôi sẽ nói trong 1 lần khác, vì bản thân tôi cũng gặp chưa nhiều, chưa đủ để có thể đưa ra những kết luận chính xác. Nếu ai có kinh nghiệm thì hãy chia sẻ cùng mọi người nhé.

Trong bài viết về “CV, đơn xin việc”, tôi từng bảo là cần phải cài trong đó 1 vài “sơ hở có chủ ý” để đánh bẫy nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng đặc biệt quan tâm đến quá khứ làm việc và lý do thôi việc của ứng viên. Hãy đưa những câu diễn đạt lạ lùng, gây tò mò về công việc hoặc lý do mà bạn rời bỏ công việc đó (kiểu như: thay đổi trong định hướng kinh doanh và mục tiêu thị trường. Nhà tuyển dụng: thế là thế nào?. Trả lời: Ban giám đốc quyết định rời cty về khu vực… để chuyển hướng kinh doanh… blah blah) Tất nhiên là đừng có lạm dụng nó, cả CV chỉ nên cài 1, 2 chỗ thôi và nhớ là phải có sự chuẩn bị hợp lý, hấp dẫn để trả lời cho những “sơ hở” đó.

————————-
Nhiều người sợ đi phỏng vấn vì ko tự tin, thiếu hiểu biết hoặc e ngại, lo sợ nọ kia. Thực ra, quan trọng nhất là tinh thần của bạn. Nếu bạn tin rằng mình xứng đáng cho công việc đó thì chẳng có lý gì mà bạn ko vượt qua được những thử thách để đạt được nó cả. Vì nếu bạn có niềm tin, bạn sẽ chuẩn bị kĩ, và người ta khi cảm nhận được sự tự tin đó, họ sẽ ấn tượng và cảm tình với bạn. Khi mục đích và khả năng của 2 bên gặp nhau, lúc ấy 1 kết quả tốt đẹp sẽ đến. :)

- Nguyễn Quốc Chiến,
Chuyên gia Tư vấn, Đào tạo

2 comments:

  1. Kính gửi Chú Chiến,

    Chúa rất cảm ơn về những chia sẻ và đóng góp, định hướng cho các sinh viên khi mới ra trường của chú. Cháu cũng từng được chú góp ý và nhận xét 1 số điểm trong CV lúc mới ra trường ạ. Hiện tại cháu rất muốn được học hỏi chú ở phần kinh nghiệm phỏng vấn chuyên sâu để có thể vượt qua các ứng viên khác cũng như cách trả lời phỏng vấn khi muốn chuyển đổi sang công việc mới ạ.

    Cháu cảm ơn chú
    Chúc chú luôn mạnh khỏe và thành công trên con đường chú đã theo đuổi ạ

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chào bạn,

      Tôi rất vui khi những tư vấn trước đây đã giúp ích được cho bạn trong quá trình tìm việc. Hiện tại bạn cần hỏi những kinh nghiệm cụ thể nào cho quá trình phỏng vấn? Nếu như vẫn chưa định hình rõ về những khúc mắc của mình, hãy tham khảo những chia sẻ khác của tôi được đăng tải chi tiết trong ebook "Học viết CV cùng chuyên gia" và "Dạy viết CV và hơn thế nữa" nhé. Đăng ký và download trực tiếp 2 ebook này ở địa chỉ www.dangkyebook.tk. Chúc bạn thành công.

      Delete